chim
Vẻ mặt Long Thái thay đổi một cách nhanh chóng. Gã nhìn về phía Binh Bộ Thị Lang Lô Tiêu, trầm giọng hỏi:
- Lô Tiêu, còn có việc này?
Lô Tiêu vội bước ra khỏi hàng, tâu:
- Hồi bẩm Hoàng thượng, thần cũng muốn phát tiền xuống cho quân lính, ngặt nỗi trong tay thần không có tiền, muốn phát mà không được ạ.
Đậu Quỳ lập tức nói:
- Lộ đại nhân, tháng trước Hộ Bộ đã trích tiền quân ra cấp cho Binh Bộ rồi, chuyện này ông không thể oán Hộ Bộ được.
- Đậu đại nhân, đúng là tháng trước ông đã trích phát ngân lượng cho Binh Bộ, nhưng số bạc ít ỏi kia làm sao đủ để mỗi một người lính đều lãnh được quân lương?
Lô Tiêu trả lời:
- Quân lương cho đoàn Tần Hoài ngoài tiền tuyến tất nhiên không thể đến trễ. Cũng không thể khất nợ phía thủy sư Đông Hải. Ngoài ra, giờ đã sắp vào hạ, còn phải thay đổi binh phục cho họ.
Chuyện mua thêm quân giới cho quân đoàn Tần Hoài và thủy sư Đông Hải đã hoãn lại lâu lắm rồi, không thể không giải quyết.
Đậu Quỳ nói:
- Lô đại nhân, ông đừng nói rằng ông không biết Hộ Bộ có bao nhiêu của cải đấy nhé. Bên chúng tôi phải nhịn ăn nhịn mặc, cắt giảm chi tiêu đây này. Khoản chi lớn nhất mỗi năm chính là trích cấp bạc cho Binh Bộ các ông đấy.
Giờ Hộ Bộ có thể nói là giật gấu vá vai. Ngày nào các nha môn cũng thúc giục Hộ Bộ phát bạc, tôi gần như sứt đầu mẻ trán với họ.
Lô Tiêu nói:
- Đậu đại nhân, hạ quan chỉ quản chuyện cầm bạc làm việc, còn việc Hộ Bộ của ông có bao nhiêu bạc? Hạ quan chỉ là một Binh Bộ Thị Lang, chưa đủ quyền hạn để quản lý Hộ Bộ của ông. Có bao nhiêu bạc thì hạ quan xử lý bấy nhiêu chuyện, hơn nữa chỉ có thể bắt tay vào từ những chuyện khẩn cấp nhất.
Chuyển hướng sang Long Thái, lão cung kính nói:
- Hoàng thượng, thần luôn nhớ tới chuyện quân lương của Hắc Lân Doanh, cách hai ba ngày lại phái người thúc giục Hộ Bộ một lần.
Nhưng… Ài, chắc Hộ Bộ cũng đang gặp khó khăn, việc này chỉ đành bàn bạc kỹ hơn vậy.
- Bàn bạc kỹ hơn?
Tề Ninh cười nói:
- Lô đại nhân! Bản hầu hỏi ông:
ông có phát quân lương cho Hắc Đao Doanh không?
Lô Tiêu khẽ giật mình, liếc nhìn Trấn Quốc Công đoạn gật đầu nhẹ một cái. Tề Ninh lại hỏi:
- Huyền Vũ Doanh thì sao? Còn Thần Vũ Doanh? Hắc Lân Doanh không so sánh với quân đoàn Tần Hoài, cũng không so sánh với thủy sư Đông Hải. Nhưng mà! Những nhánh quân này đều ở trong và ngoài Kinh Thành. Nếu lính của họ cũng bị khất nợ không được phát quân lương thì hôm nay bản hầu không nói thêm lời nào.
Nhưng trong những nhánh quân này, chỉ cần có một nhánh lãnh được quân lương thì hôm nay, ngay trên triều đường, ông phải nói rõ ràng mọi sự.
Dường như Kim Đao Hầu không nghe thấy, vẫn ngồi yên trên ghế.
Không ít quan viên cảm thấy giật mình, thầm nghĩ người trẻ tuổi này vẫn còn lỗ mãng quá. Muốn tìm Lô Tiêu đòi quân lương thì lúc nào mà chẳng được, sao cứ phải là hôm nay? Kim Đao Hầu này tám trăm năm không ra khỏi cửa, hiếm lắm hôm nay mới vào triều mà Cẩm Y Hầu lại trực tiếp chĩa giáo tới Binh Bộ. Làm thế chẳng khác nào làm bẽ mặt Lão Hầu gia. Tuy rằng giờ Lô Tiêu là người quản lý Binh Bộ, nhưng dẫu sao Lão Hầu gia vẫn là Binh Bộ Thượng Thư.
Hướng về phía Bộ Binh chính là hướng về phía Lão Hầu gia.
Sau lưng Lô Tiêu có Kim Đao Hầu, hơn nữa người này xuất thân từ binh nghiệp, cũng có tính cách kiên cường, y cười lạnh nói:
- Những nhánh quân mà Hầu gia vừa nêu tên đúng là đều được phát quân lương., nhưng đến chỗ Hắc Lân Doanh thì bạc đã hết, hạ quan cũng không thể hô biến ra bạc được. Nếu Hầu gia muốn hạ quan nói cho rõ ràng, hạ quan đành tiếp tục thúc giục Hộ Bộ mà thôi.
Đậu Quỳ lắc đầu, trả lời:
- Lô đại nhân, bây giờ ông đang gác đao trên cổ bổn quan đấy. Bổn quan cũng không thể xuất thêm một lượng bạc nào để đưa qua Binh Bộ các ông nữa đâu. Hộ Bộ quản lý tài chính của cả quốc gia, không phải chỉ tiêu tiền cho mỗi Binh Bộ các ông.
- Lô đại nhân, ông đã cân nhắc việc thay đổi binh phục và binh giới mà không nghĩ tới việc phát quân lương cho Hắc Lân Doanh à?
Tề Ninh cười, vỗ tay và nói:
- Tốt! Bản hầu không nói thêm nữa. Hoàng thượng đã giao Hắc Lân Doanh cho bản hầu, nếu đến cơm ăn cho quân lính mà bản hầu cũng không thể bảo đảm được, thì trên phụ hoàng ân, dưới phụ lòng các tướng sĩ Hắc Lân Doanh. Bản hầu cho ông thời hạn là hai ngày.
Nếu sau hai ngày mà Hắc Lân Doanh vẫn chưa nhận được quân lương, bản hầu đành dẫn họ tự đi tìm.
Lô Tiêu cau mày, nói:
- Hầu gia, ngài nói thế là có ý gì?
Chẳng lẽ muốn dung túng cho quan binh cướp bóc?
- Thế thì không biết.
Tề Ninh cười, nói:
- Lô đại nhân, ông cứ chần chờ không chịu phát bạc, không phải là buộc họ phải đi cướp bóc nếu không muốn Hắc Lân Doanh phải mất đi như thế chứ?
Sắc mặt Lô Tiêu lập tức thay đổi.
Y lạnh lùng nói:
- Hầu gia, trên triều đường xin hãy thận ngôn (thận trọng lời nói).
- Bớt nói nhảm đi! Không “thận ngôn” với chẳng “thận ngôn” gì ở đây hết.
Tề Ninh đáp trả bằng giọng cũng lạnh lùng không kém:
- Ông yên tâm. Hắc Lân Doanh là quân lính của triều đình, tuân thủ theo luật pháp của đất nước, sẽ không tùy ý cướp bóc đâu. Làm thế thì có khác chi giặc cỏ? Chẳng qua bản hầu chỉ muốn dẫn họ tới Binh Bộ tìm ông thôi. Ngay cả cơm cũng không có mà ăn, chuyện luyện binh tất nhiên chẳng cần đề cập tới. Chúng ta tới Bộ Binh của các ông ăn cho no trước rồi nói sau.
Sắc mặt Lô Tiêu trông rất khó coi, y quay sang Long Thái:
- Hoàng thượng, Cẩm Y Hầu nói lời đe dọa, bá quan văn võ triều đình đều nghe thấy, kính xin Hoàng thượng minh giám.
- Hoàng thượng, gây dựng lại Hắc Lân Doanh chính là ý chỉ của Hoàng thượng.
Tề Ninh nói ngay:
- Lô Tiêu không phát quân lương, đó chính là không muốn để cho Hắc Lân Doanh được xây dựng lại, là chống lại ý chỉ của Hoàng thượng. Thần xin Hoàng thượng phái người điều tra rõ xem rốt cuộc Lô đại nhân này muốn thế nào. Biên chế của Hắc Lân Doanh không quá nghìn người, có binh lực ít nhất trong số các nhánh quân. Theo lý thì quân lương cho họ là dễ giải quyết nhất. Nếu Lô đại nhân không muốn giải quyết thì tự thần sẽ giải quyết. Kính xin Hoàng thượng minh giám.
Long Thái thản nhiên nói:
- Lô Tiêu, xây dựng lại Hắc Lân Doanh là ý của trẫm. Binh Bộ các ngươi không thể phát quân lương xuống được, thế thì từ nay trở đi quân lương của Hắc Lân Doanh sẽ do Hộ Bộ phát trực tiếp xuống.
Đậu Quỳ, về vấn đề tiền cho Hắc Lân Doanh, Hộ Bộ hãy liệt kê ra, sau này đúng hạn thì phát xuống cho Hắc Lân Doanh.
Lô Tiêu vội vã nói:
- Hoàng thượng, việc này… Không để y nói hết lời, Long Thái nói:
- Binh Bộ các ngươi đã không phát quân lương thì Binh Bộ, từ hôm nay trở đi, không có thủ dụ của trẫm thì không được quyền điều động Hắc Lân Doanh.
Đến giờ thì quần thần đều hiểu rõ tiểu Hoàng đế đã nổi giận thật sự.
Chuyện này cũng giống như từ nay trở đi Hắc Lân Doanh đã vượt qua Binh Bộ, nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hoàng thượng.
Lô Tiêu liếc nhìn Đạm Đài Hoàng, thấy Đạm Đài Hoàng vẫn không tỏ thái độ gì, đành thưa:
- Thần… Thần tuân chỉ!
- Hội triều hôm nay dừng ở đây đi.
Tiểu hoàng đế đứng dậy, không nói thêm câu nào mà xoay người đi luôn, để lại các đại thần ngơ ngác đứng nhìn nhau trên triều đường. Xem ra Binh Bộ đã khiến cho Hoàng thượng cảm thấy rất bất mãn.
Thái giám chấp điện hô to “Tan triều!”. Quần thần lễ xong, rời khỏi Phụng Thiên điện theo đúng thứ tự. Vừa ra khỏi đại điện, bỗng một gã thái giám bước tới bên cạnh Tề Ninh, nói khẽ:
- Hầu gia, Hoàng thượng có chỉ, gọi Hầu gia sang Ngự Thư Phòng, có việc.
Tề Ninh không dông dài, đi theo sau lưng thái giám kia. Họ đi thẳng tới trước Ngự Thư Phòng.
Sau khi bẩm báo, hắn bước vào Ngự Thư Phòng và nhìn thấy Long Thái đang ngồi sau ngự thư trác. Thấy Tề Ninh tới, vị Hoàng đế trẻ tuổi vẫy vẫy tay. Đợi Tề Ninh đến gần, Long Thái mới nói:
- Trong Cẩm Y Hầu phủ các ngươi có nội gian không?
Tề Ninh không ngờ Long Thái bắt đầu cuộc hội thoại bằng câu nói kia, cau mày hỏi lại:
- Vì sao Hoàng thượng hỏi vậy?
- Lẽ nào ngươi không nhận ra?
Long Thái cười lạnh, nói:
- Tên chó chết Phùng Nhược Hải kia chết đi không có gì đáng tiếc, nhưng Tư Mã gia nắm rõ tội chứng của hắn trong lòng bàn tay, thấy vậy mà ngươi còn chưa hiểu rõ?
Tề Ninh khẽ gật đầu, nói:
- Trước hội triều Tư Mã Lam đã biết rằng hôm nay Phùng Nhược Hải hạch tội Tư Mã Thường Thận trên triều.
- Tất nhiên Phùng Nhược Hải đã bị Hoài Nam Vương xui khiến.
Long Thái nói:
- Đám người Hoài Nam Vương hao tốn rất nhiều tâm tư để có thể vặn ngã Tư Mã Thường Thận trên buổi triều hôm nay. Tất nhiên họ sẽ làm việc này trong bí mật, trước khi bắt đầu tuyệt đối không phát ra tiếng gió, bởi họ muốn đánh cho Tư Mã Lam không kịp trở tay.
Nhưng tại sao Tư Mã Lam lại tinh tường chuyện của bọn họ?
- Ý Hoàng thượng là phía Hoài Nam Vương có tai mắt của Tư Mã Lam?
Tề Ninh cau mày hỏi lại.
Long Thái nói:
- Trừ lý do này, trẫm không nghĩ ra còn có khả năng nào khác.
- Hoài Nam Vương và Tư Mã Lam đấu tranh quyết liệt, song phương thu mua người trong phái của người kia về làm tai mắt cho mình, chuyện này không có gì kỳ lạ.
Sắc mặt Tề Ninh nghiêm túc:
- Điều khiến mọi người giật mình nhất là Tư Mã Lam có thể nắm được chứng cứ phạm tội của Phùng Nhược Hải. Hoàng thượng, Phùng Nhược Hải khai man ruộng đất, làm việc tư lợi trái pháp luật, những việc này đều được thực hiện một cách kín đáo. Chuyện liên quan tới mạng sống thế này Phùng Nhược Hải không thể lơ là sơ suất. Tư Mã gia muốn chiếm được nhiều chứng cứ như thêế không thể chỉ bỏ ra mười ngày nửa tháng là được.
Long Thái nắm tay lại, nói:
- Theo lời ngươi nói, Tư Mã gia đã sớm nắm những chứng cứ phạm tội này trong tay?
Tề Ninh gật đầu, nói:
- Theo thần thấy là như thế. Hơn nữa trong tay Tư Mã gia tuyệt đối không phải chỉ có chứng cứ phạm tội của mỗi mình Phùng Nhược Hải.
Hắn dừng một chút mới nói tiếp, vẻ mặt ngưng trọng:
- Tư Mã Lam là Hầu tước khai quốc. Người này giỏi về tâm kế, nếu như… nếu như từ thật lâu về trước lão đã âm thầm thu thập chứng cứ phạm tội các quan viên… Trong số bá quan văn võ trong triều e rằng không có mấy ai trong sạch liêm khiết, số chứng cứ trong tay lão chắc chắn không ít.
- Nếu lần này Phùng Nhược Hải không đứng ra, Tư Mã Lam cũng sẽ không lấy chứng cứ phạm tội mình có ra.
Long Thái nói:
- Nhưng Tư Mã Lam đã biết trước chuyện Phùng Nhược Hải muốn hạch tội Tư Mã Thường Thận, nên đã bảo Hồ Canh chuẩn bị sẵn chứng cứ phạm tội, ngay trên hội triều ra cú phản sát, đưa Phùng Nhược Hải vào chỗ chết.
Tề Ninh nói:
- Chính là như thế. Phùng Nhược Hải là Hộ Bộ Thị Lang, là người quyền cao chức trọng. Hôm nay Tu Mã gia ra tay lập tức chém chết người này, cũng giống như đâm cho Hoài Nam Vương một đao.
Ghé người lại gần hơn, nói nhỏ:
- Chiêu thức mà Tư Mã gia sử dụng hôm nay, có thể gọi là một mũi tên trúng nhiều con chim.
- Thế nào là một mũi tên trúng nhiều con chim?
Tề Ninh đáp:
- Phía Hoài Nam Vương tất nhiên không ngốc tới nỗi đến giờ này còn không phát hiện phe mình có nội gián. Thế nên sau hôm nay, phía Hoài Nam Vương nhất định sẽ điều tra xem ai là nội gián.
Hoàng thượng, người ngẫm lại xem. Từ lúc bắt đầu điều tra, Hoài Nam Vương và những người bên cạnh sẽ bắt đầu nghi ngỡ lẫn nhau.
Chỉ cần có lòng nghi ngờ thì không còn bền chắc như thép nữa.
- Không sai!
Long Thái nói:
- Tuy rằng ở trong triều thế lực của Hoài Nam Vương không nhỏ, nhưng không thể sánh bằng Tư Mã gia. Mà khi người phía Hoài Nam Vương bắt đầu nghi kỵ nhau thì càng có lợi cho Tư Mã gia hơn nữa.
- Thứ hai, hôm nay Phùng Nhược Hải hạch tội Tư Mã Thường Thận trên triều nhưng chỉ trong nháy mắt đã bị đâm ngược lại một đao trí mạng. Hôm nay y bị giải vào đại lao Hình Bộ là đã coi như một người chết rồi, kết cục thê thảm.
Tề Ninh nói:
- Văn võ cả triều đều nhìn thấy tận mắt. Tư Mã Lam làm thế, trên thực tế cũng bày trước mắt các quan đại thần trong triều một tấm gương. Nếu ai đối địch với Tư Mã gia của lão, đây chính là kết cục của kẻ đó. Quần thần hiểu được hàm ý của lão. Ai có thể không sợ? Ngày sau muốn hạch tội Tư Mã gia trên triều đình, họ sẽ phải xem xét thật kỹ xem bản thân có mấy cái đầu.
Long Thái nói bằng giọng lạnh lùng:
- Đó là điều trẫm lo lắng nhất. Sau hôm nay, trẫm sợ trên triều sẽ không còn ai dám đứng ra hạch tội người của Tư Mã gia nữa.
- Thứ ba, Tư Mã Lam lấy ra chứng cứ phạm tội của Phùng Nhược Hải ngay trên triều, hơn nữa người làm chứng Phùng Nhược Hải phạm tội lại là tổng quản của Phùng phủ và người đàn bà bên cạnh lão, thủ đoạn như thế mọi người không sợ sao được?
Tề Ninh tiếp tục phân tích:
- Không có ai ngu ngốc cả, mọi người đều có thể nhận ra chứng cứ phạm tội của Phùng Nhược Hải đã được chuẩn bị từ trước. Chính như chúng ta vừa nói, trong tay Tư Mã Lam e rằng còn đang nắm giữ chứng cứ phạm tội của nhiều người khác. Dưới tình hình như thế, những quan viên đang lưỡng lự không biết nên theo phe nào có thể sẽ tìm tới nương nhờ Tư Mã gia. Thậm chí vây cánh của Hoài Nam Vương cũng phải lo lắng, hay không còn muốn đi theo Hoài Nam Vương nữa.
Long Thái nói:
- Ngươi cho rằng các quan viên kia sợ Tư Mã gia có thể bất ngờ đưa tội chứng của mình ra, vì tự bảo vệ mình liền tìm tới nương nhờ Tư Mã gia. Họ tin rằng sau khi trở thành tay sai của Tư Mã gia, Tư Mã gia sẽ không xuống tay với họ?
- Không ai thống kê được trên tay Tư Mã Lam có tội chứng của bao nhiêu người. Sau khi tan triều hôm nay, trong lòng các quan lại quyền quý đều đang lo lắng.
Tề Ninh cười lạnh, nói:
- Phùng Nhược Hải hạ độc hại tộc thúc, chiếm thẩm nương, chuyện bí ẩn đến thế mà vẫn bị moi ra. Ai cũng lo những chuyện bí mật không muốn người khác biết của mình bị Tư Mã Lam nắm trong tay. Bởi không thể lấy tính mạng của mình ra mạo hiểm, tìm tới nương nhờ Tư Mã Lam chính là quyết định chính xác nhất.
Ruỳnh!
Nắm đấm của Long Thái nện thật mạnh lên ngự thư trác. Hoàng đế trẻ tuổi gằn giọng gắt lên:
- Tu Mã Lam nắm giữ chứng cứ phạm tội của nhiều người như thế là muốn kết đảng mưu phản sao?
y Thank You to Phương Linh For This Useful
Sử dụng phím mũi tên (hoặc A / D) để trở về chapter trước hoặc tới chapter tiếp theo