Tôi chưa bao giờ đối mặt trực tiếp với Song Diện Phật, nhưng từ những loại bố trí khác nhau mà gã ấy để lại về Thần sát Bát tự, rõ ràng đó chính là một đối thủ đáng sợ với thủ đoạn thông thiên, mưu sâu kế kiểm.
Đệ tử của gã ấy là Lộc Hưng cũng thừa hưởng những ưu điểm của gã về phương diện này, máu lạnh, xảo quyệt và bất chấp tủ đoạn.
Những người như vậy, cơ bản là sẽ chẳng hề quan tâm gì đến sự kiềm chế của thế tục, đạo đức và pháp luật cả. Ngay cả ông trời mà bọn chúng còn không thèm quan tâm, huống chi là vì người phàm mà thay đôi.
Bọn chúng có thể hy sinh mọi thứ vì mục tiêu riêng của bản thân; vì vậy, tôi phải phỏng đoán được nội tâm của bọn chúng từ những phương diện xấu xa nhất.
Tỷ lệ người khuyết tật trong khu Song Phật cao đến mức bất thường, mà những người có điểm sơ hở trong nội tâm lại là những kẻ dễ dàng tin tưởng vào các tín ngưỡng xa lạ. Song Diện Phật có lẽ là đã nhận được lợi ích nào đó từ viêc này, và nếu suy đoán theo hướng này - chẳng phải Song Diện Phật mới chính là hung thủ đạo diễn nên tất cả những thảm kịch cho những người khuyết tật kia ư?
Tôi hỏi Lô Minh về nhiều chi tiết khác, nhưng cậu bé chỉ mới 5 tuổi khi vụ tai nạn xảy ra, thế nên không thể nhớ được quá nhiều thứ.
Sau khi tôi liên tục hỏi dò, nó bèn nhớ lại một số hình ảnh mơ hồ.
Điều kiện gia đình của Lô Minh rất khó khăn. Vào thời điểm đó, một tòa nhà mới đang được xây dựng ở khu Song Phật. Cha thằng bé, Lô Văn Xương, đã đi cùng nhóm kỹ sư và dẫn theo gia đình mình đến sống tạm ở đây.
Ban ngày, Lô Văn Xương ra ngoài làm việc. Người mẹ Thường Phỉ Phỉ của thằng nhóc làm nhân viên lau công trong khách sạn, chỉ còn lại mỗi Lô Minh ở nhà.
Theo lời kể của nó, hôm đó thời tiết rất nóng. Lô Minh ở miết trong nhà, không định ra ngoài. Thế nhưng mà, nó chợt nhìn thấy một đứa trẻ đang đứng bên bệ cửa sổ. Đứa trẻ kia không cao lắm, chỉ vừa đủ ló đầu ra khỏi cửa bệ cửa mà thôi.
Khi Lô Minh kể đến đây, Lô Văn Xương chợt la nó vài câu, ý là không cho thằng bé kể tiếp nữa.
Đứa nhỏ cảm thấy vô cùng ấm ức, và khi tôi liên tục nài nỉ thì nó mới chịu kể tiếp. Đến buổi chiều hôm đó, người lớn trong nhà đều đi làm chưa về và đứa trẻ kia vẫn còn đứng bên ngoài bệ cửa sổ. Nó vẫy tay với Lô Minh, miệng mỉm cười vui vẻ.
Đến khoảng 2 - 3:00 giờ chiều, rốt cuộc thì Lô Minh không nhịn được tò mò, bèn bước ra bên ngoài chơi đùa cùng thằng bé kia.
Sau đó, chính là bi kịch đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của gia đình này. Hai đứa trẻ trèo lên một ngôi nhà gỗ sắp bị phá bỏ ở nơi khác; cuối cùng, Lô Minh bị thằng nhóc kia đẩy xuống khỏi nóc nhà.
Sau đó, Lô Văn Xương báo cảnh sát, muốn bắt cho bằng được đứa trẻ đã đẩy Lô Minh rơi xuống từ mái nhà. Nhưng khi cảnh sát kiểm tra lại camera, họ phát hiện ra rằng: từ đầu đến cuối, chỉ có một mình Lô Minh đùa nghịch ở đó, chứ chẳng có đứa trẻ nào khác cả.
Đến cuối cùng, chuyện này chẳng biết do Lô Minh nói dối, hay thực sự là có ma quỷ hiện hình nữa? Không ai có thể xác nhận được sự thật cả, rốt cuộc thì vụ tai nạn đó đã xảy ra quá lâu rồi.
Từ trong thâm tâm, tôi cứ nghĩ chính Song Diện Phật là kẻ chủ mưu của chuyện này. Nhưng vì không có bằng chứng xác đáng, tôi cũng chẳng có cách nào chứng minh với cha mẹ của Lô Minh.
Vừa nói xong, Lô Minh cúi đầu, có vẻ hơi buồn ngủ. Nó không dám nhìn cha mẹ mình, trong thâm tâm nhỏ bé kia vẫn còn chút gì đó áy náy và bất an.
Nghe xong câu chuyện của cậu bé, tôi còn chưa kịp nói gì thì một bà cụ ngồi bên cạnh cha mẹ Lô Minh đột ngột lên tiếng: “Cháu trông y hệt thằng chắt nhà bà. Haizzz, nếu không có bất trắc xảy ra, đoán chừng nó còn lớn hơn cháu bây giờ nữa. Cháu cho bà ôm một cái được không?”
Bà cụ này mặc đồ trông có vẻ khá cổ xưa, toát lên một dạng khí chất của kẻ từng mang chức vị cao mới có. Nhưng đáng tiếc, cụ bị mù, hai mắt đều là tròng trắng.
Lô Minh không nói gì, cha mẹ của nó cũng không nói gì. Không gian trong xe lập tức yên lặng hẳn đi. Đợi một lúc mà không thấy ai trả lời, bà cụ bèn lắc đầu: “Là bà đường đột rồi, vì lâu lắm rồi mà bà chưa được nghe giọng nói của cháu mình.”
Xem ra, bà cụ này cũng là người đáng thương. Thường Phỉ Phỉ cùng là kẻ tốt bụng, thấy vậy bèn ra dấu cho Lô Minh đi qua cạnh bà ta.
Cậu bé rất ngoan ngoãn bước đến gần bà cụ, nhưng trong lòng vẫn có chút không tình nguyện, thế nên vừa nhích qua vừa lẩm bẩm: “Con cũng không phải là chắt của bà.”
Dùng bàn tay gầy guộc khẽ chạm vào đầu Lô Minh, bà cụ trợn to đôi mắt, nhưng đáng tiếc là đôi mắt trắng dã kia đã không thể nhìn thấy được gì. Cuối cùng, chỉ có hai giọt nước mắt mờ nhạt rơi xuống đôi gò má: “Chúng ta có thể ngồi cùng nhau trên đoàn tàu một chiều cuối cùng này, âu cũng là duyên số. Mọi người có thể cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trên đường xuống Hoàng tuyền.”
“Cụ à, cụ đừng nói những lời xui xẻo kia. Chúng ta hôm nay đang trên đường đi tham gia Phật hội để ngắm Phật quang, bái Phật tử mà. Cụ đừng nói lung tung như vậy.” Tuy Lô Văn Xương không đồng tình với lời bà cụ, nhưng do nhỏ tuổi hơn rất nhiều nên gã vẫn nói năng lịch sự.
“Trên đời này, làm sao lại có nhiều Phật như vậy? Thân già này năm nay đã 99 tuổi rồi, mắt mù nhưng tâm không mù, còn có thể nhìn rõ hơn các người nhiều.” Bà cụ sờ nhẹ mặt mày của đứa trẻ: “Đáng thương cho cháu bé này, thật đáng tiếc.”
Tôi rất có hứng thú với lời nói của bà cụ già này. Rõ ràng, cụ này là một kẻ hiểu chuyện, dường như cũng hiểu rõ bản chất của đoàn tàu này đấy.
Tôi khép nép mở lời, hỏi nhỏ bà: “Thưa cụ, cụ vừa nói đây là đoàn tàu một chiều cuối cùng, còn nói gì đó liên quan đến đường xuống Hoàng tuyền nữa... Vậy, cụ có biết điểm đến cuối cùng của đoàn tàu này không? Trí nhớ của cháu trước khi lên xe đã rất mơ hồ vào lúc này, mong cụ có thể cho cháu vài lời nhắc nhở ạ.”
Bà cụ nhìn về phía vừa phát ra âm thanh, đôi mắt trắng dã của bà nhìn chằm chằm vào tôi một lúc thật lâu: “Không ngờ lại gặp một kẻ hiểu chuyện; chỉ là, hiểu chuyện như vậy thì được cái gì? Giá mà cháu cứ ngờ nghệch như tất cả mọi người ở đây thì tốt hơn đấy!”
Bà khép hai tay lại, dựa người vào lưng ghế: “Thật ra, bà cũng không biết điểm đến cuối cùng của đoàn tàu này. Bất quá, bà từng ngồi qua đoàn tàu này một lần, nhưng sau đó bị mời xuống tàu.”
“Trời! Thiệt hả bà?” Tôi lập tức xốc lên tinh thần ngay.
“Lần đầu tiên mà bà ngồi lên chuyến tàu này là lúc 90 tuổi. Bây giờ, bà cũng không có nhớ quá rõ nữa. Khi ấy, bà cứ có cảm giác là mình đang ngủ trong phòng, nhưng kihi thức giấc lúc nửa đêm thì thấy bản thân đang ngồi tại sân ga tàu điện. Lúc đó, xung quanh toàn là người với người, còn đang chen nhau lên tàu nữa. Trong lúc mơ mơ màng màng, bà tìm được chỗ ngồi của mình. Xung quanh không có ai lên tiếng nói chuyện cả, không gian rất yên tĩnh. Bà cứ ngồi trên tàu như thế, đi qua hết trạm dừng này đến trạm dừng khác. Không biết thời gian đã trôi qua bao lâu, cảnh vật bên ngoài cửa sổ mới bắt đầu thay đổi. Bà nhìn thấy rất nhiều thứ mà trước đây chưa bao giờ trông thấy qua.” Kể đến đây, bà cụ chỉ vào mắt mình: “Khi đó, bà chưa bị mù. Có lẽ vì nhìn thấy thứ không nên thấy, nên bà mới bị thế này.”
Bà vẫn thờ ơ, như thể bị mù hai mắt thế này cũng chỉ là vấn đề cỏn con: “Giờ bà nói tiếp nhé, mọi người có tin hay không thì tùy! Nếu không tin, cứ xem như bà già này đang kể chuyện cổ tích cũng được, đừng suy nghĩ quá nhiều.
Chuyến tàu này đã dừng qua rất nhiều trạm trong suốt cuộc hành trình, nhưng phần lớn là chỉ được phép lên tàu thôi, không cho ai xuống tàu cả. Tuy nhiên, có 6 trạm dừng nằm trong diện ngoại lệ.
Điểm dừng đầu tiên là miếu Thổ Địa. Phong thủy và thổ nhưỡng của một nơi sẽ nuôi nấng ra một người, và vị Thổ Địa của nơi đó sẽ bảo bọc cho cư dân sinh sống của chính nơi đó. Từng linh hồn sinh ra và chết đi, đều phải đi qua miếu Thổ Địa của từng địa phương thuộc về xứ bản địa ấy. Lần đầu tiên mà bà nhìn thấy một người xuống tàu, chính là ở ngay bên cạnh một ngôi miếu Thổ Địa rách nát.
Điểm dừng thứ hai là đường Hoàng Tuyền. Người ta thường bảo, đường Hoàng Tuyền - không dễ đi ngang. Trên đường xuống Hoàng Tuyền, không phân biệt già trẻ. Khi bước chân trên con đường Hoàng Tuyền thật sự, ngẩng đầu nhìn không thấy mặt trời, mặt trăng hay các vì sao; cúi đầu xuống cũng chẳng thấy bụi đất. Còn khi nhìn thẳng về phía trước, cũng chẳng thấy đường đi; nhìn ngược về phía sau, lại không thấy thân bằng quyến thuộc. Bà cũng không rõ mình ngồi trên đoàn tàu này bao lâu, từng có dịp trông thấy một người nọ bị đẩy khỏi đoàn tàu, một mình du đãng giữa Hoàng Tuyền mênh mông kia.
Trạm thứ ba chính là đài Vọng Hương. Tục ngữ có câu, vừa đến đài Vọng Hương - nhìn về nơi xa đã có thể thấy được quê nhà, nhưng đáng tiếc là không thể quay về nơi đó được nữa. Khi ấy, cửa tàu vừa mở ra, có rất nhiều hành khách đã chủ động xuống tàu ở trạm dừng này.
Trạm dừng thứ tư và thứ năm lần lượt là sơn đạo Ác Cẩu và núi Kim Kê. Hai điểm dừng này vô cùng nguy hiểm; có nhiều người xuống tàu là đột ngột biến mất ngay lập tức.
Trạm dừng thứ sáu được gọi là thôn Dã Quỷ, cũng là trạm dừng cuối cùng mà bà từng đi qua. Cũng chẳng biết ngôi làng kia được hình thành như thế nào. Khi đó, ngày càng ít người ngồi lại trong đoàn tàu này, thế nên bà cũng không dám ngồi lâu nữa. Do đó, bà quyết định xuống tàu. Nhưng khi vừa bước đến cửa tàu, chợt có một ông già độ chừng 50 - 60 tuổi xuất hiện từ thôn Dã Quỷ kia. Ông ấy chỉ vào mặt bà, mắng to gì đó, cuối cùng lại đẩy bà vào ngược bên trong đoàn tàu. Giọng nói của ông ấy rất quen thuộc với bà, đặc biệt giống với người bạn đời đã mất sớm của bà ngày xưa. Nhớ hồi ông ấy qua đời, cũng là lúc 59 tuổi đấy.
Bà muốn nhìn ông ấy thêm vài lần nữa, nhưng đoàn tàu lại bắt đầu khởi hành chạy tiếp.
Bà là người duy nhất còn lại trong cả chuyến tàu. Lúc sau, dường như có ai đó đã nói chuyện với bà, thế là bà dần dần ngủ thiếp đi trong cơn mơ màng. Đến khi tỉnh dậy, bà nhận ra mình đang nằm trong bệnh viện. Đứa con gái nhỏ của bà đang ngồi cạnh giường, nắm chặt tay bà. Thấy bà tỉnh dậy, con bé vội vàng đi gọi bác sĩ. Sau khi hỏi xong mới biết, đêm qua bà vừa bị một cơn tai biến; nếu không phát hiện sớm, có lẽ đã không thể cứu nổi bà rồi.”
Bà cụ sửa sang lại quần áo của mình một chút, tựa như là chuẩn bị đi thăm viếng một ai đó vậy. Tiếp theo, bà nở một nụ cười tươi rói, nói tiếp: “Thật tình cờ, lúc bà nằm hôn mê trong phòng ngủ, đâu có ai phát hiện ra bà bị tai biến đâu. Tuy nhiên, bức di ảnh của chồng bà bị gió thổi trúng, rớt khỏi bàn thờ, vỡ nát thành mấy mảnh. Con gái nhỏ của bà nghe thấy động tĩnh mới chạy sang, thế là cứu bà một mạng. Mấy cháu cứ xem như mình vừa nghe một câu chuyện đời xưa nhé! Cơ mà lần này, bà sẽ thật sự bước xuống đoàn tàu này, ngay tại trạm dừng thôn Dã Quỷ...”
Sử dụng phím mũi tên (hoặc A / D) để trở về chapter trước hoặc tới chapter tiếp theo