Chẳng hạn như gốc lan bên cạnh cây Lan Hồ Điệp này, cây không lớn, chỉ khoảng 30-40 cm, nhưng lại khiến người ta không thể rời mắt.

Những chiếc lá dài hình phiến của nó vươn ra hai bên, mỗi bên có sáu bảy chiếc, ở giữa là một cuống hoa dài nhỏ, xanh biếc, phía cuối nở ra những bông hoa lan trắng tinh khiết, viền có một chút màu xanh nhạt, vô cùng thanh nhã.

Những cánh hoa của nó dài và nhỏ, hơi dày, giống như những miếng ngọc trắng được khảm trên đài hoa, cánh hoa như những bông hoa riêng biệt có hình ngôi sao, kết cấu độc lạ và vô cùng xinh đẹp.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là 7-8 cm "râu dài" ở ngay bên dưới cánh hoa đang rủ xuống, hình dạng rất kỳ lạ.

“Ủa, sao mấy cây lan này lại có râu vậy? Lạ quá.”

Một bé gái chỉ vào cây hoa lan.

“...” Mẹ của đứa trẻ đột nhiên bị hỏi khó.

Đây cũng là lần đầu tiên cô ấy nhìn thấy loại lan này, tầm mắt nhìn khắp nơi, cuối cùng cũng tìm thấy tấm biển giới thiệu được dựng ở gần cây dương xỉ.

“Lan Tuệ Tinh Trung Phi, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi. Lan Tuệ Tinh là một loài lan biểu sinh, giống lai. Được đặt tên là Lan Tuệ Tinh vì phần ‘đuôi’ dài của nó giống như sao chổi (Tuệ Tinh).

Mẹ của nó là con cháu của “Lan Darwin (Đài hoa dài nhất)” - Lan Tuệ Tinh Wedge, còn cha của nó là Lan Tuệ Tinh bản địa không thân.

Loại lai này kế thừa một số đặc điểm của mẹ, đài hoa khá dài, đáy chứa mật hoa, rất thuận tiện cho côn trùng thụ phấn.

Loại lan này là giống mới do Viện Nghiên Cứu thành phố W phát triển, hiện đang là loài thực vật độc quyền của Vườn Bách Thảo Hoa Gian Tập.

Sau khi đọc xong, mẹ của đứa trẻ bèn nhìn xuống con mình và giải thích:

“Con thấy đấy, râu này được gọi là đài hoa, bên trong có mật hoa, để côn trùng có thể thụ phấn, chỉ sau khi thụ phấn cho hoa lan, chúng mới có thể sinh sản."

"Giống như mẹ sinh ra con vậy."

"Dạ."

Cô gái nhỏ nặng nề gật đầu:

“Hoa lan mẹ vất vả quá, con hy vọng côn trùng sẽ giúp nó nhiều hơn."

Mọi người xung quanh đều bị lời nói của cô bé làm cho bật cười.

Một người đàn ông trung niên khoảng 50 tuổi hiền lành nhìn cô bé:

"Bây giờ việc thụ phấn cho Lan Tuệ Tinh Trung Phi không còn quá khó khăn, nó đã có thể được thụ phấn nhân tạo, nhưng phải trải qua rất nhiều lần thí nghiệm thì mới thành công, mặc dù vậy, đó đã là một bước đột phá hiếm có."

Nói là giải thích cho cô bé, nhưng lại giống tự mình cảm khái hơn.

Cô gái nhỏ nghiêng đầu không hiểu.

Cô bé nhanh chóng thu hồi ánh mắt khỏi người đàn ông, cố gắng nhón chân và đôi mắt mở to nhìn những bông lan xinh đẹp và kỳ lạ này.

Cô bé cũng muốn đưa tay ra và chạm vào râu của hoa lan, nhưng tiếc là không thể với tới.

Khu vực trồng lan được ngăn cách bởi hàng rào với những cây dương xỉ rậm rạp, chúng không chỉ là một phần của cảnh quan và hệ sinh thái, mà còn là một hàng rào tự nhiên.

Cây cột được đặt ở khu vực trồng lan, người trưởng thành cũng chỉ có thể chạm tay đến giữa cột, không thể chạm đến phần trên cùng của cây cột, càng không nói đến những bông hoa lan đang nở trên cao.

Chỉ có thể ngắm từ xa mà không thể chạm vào.

Đây là một cách để Diệp Hàm bảo vệ hoa lan, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và trải nghiệm nguyên sinh cho du khách, vừa không để những bông hoa lan quý giá bị tổn hại.

0.11635 sec| 2382.828 kb