"Sao rồi? Bác sĩ nói thế nào? Kết quả khi nào có?" Kỷ Lâm lo lắng hỏi chông đang bế con gái.

Mao Anh Hào ôm cô con gái đang khóc không ngừng, đau lòng nói: Làm xét nghiệm máu để kiểm tra dị ứng, hôm nay chưa có kết quả, phải đến ngày mai. Anh vừa chen vào hỏi chuyên gia, họ bảo ngày mai không còn lượt khám, nhưng mình có thể cầm kết quả đến để họ xem.

Kỷ Lâm xót xa vỗ lưng con gái: "Niếp Niếp, đừng khóc nữa, khóc mãi lát nữa con lại ho đấy." Kỷ Lâm vừa dỗ con, vừa hỏi kỹ Mao Anh Hào: Sao không làm xét nghiệm chích da để kiểm tra dị ứng?

Để xác định rõ nguồn gây dị ứng, có thể thực hiện xét nghiệm chích da. Bác sĩ sẽ nhỏ các chất gây dị ứng khác nhau lên da, sau đó dùng kim nhỏ để chích qua da và quan sát xem có phản ứng dị ứng như sưng đỏ hay ngứa không.

Dựa trên kết quả của xét nghiệm này, có thể xác định bệnh nhân dị ứng với những chất nào, từ đó có biện pháp điều trị và phòng ngừa, tránh các triệu chứng dị ứng.

Trước đây Kỷ Lâm cũng từng kiểm tra dị ứng theo phương pháp này.

Mao Anh Hào vừa dỗ con vừa giải thích: "Chích da thì nhanh hơn, nhưng bác sĩ nói xét nghiệm máu kiểm tra dị ứng toàn diện hơn, có thể phát hiện cả các chất dị ứng khác nữa. Còn chích da có thể có sai lệch, như dương tính giả hoặc âm tính giả." Anh chạm tay vào trán con gái, thấy hơi ướt: "Với lại, Niếp Niếp nhìn thấy phải chích da nhiều lân, con bé không chịu làm."

Hai mắt cô bé đẫm lệ, khóe mắt vẫn còn đọng lại những giọt nước mắt long lanh, đôi môi nhỏ run rẩy.

Sau khi ngừng khóc, cô bé bắt đầu nấc cụt, những tiếng nấc liên tiếp như thể đang kể về nỗi đau đớn và tủi thân mà bé không thể diễn đạt.

Tiếng nấc dần dân giảm đi, thay vào đó là những cơn ho kéo dài, khiến toàn thân bé đỏ ửng lên bất thường.

Kỷ Lâm vén áo con gái lên, không chỉ đỏ mà còn nổi đầy những nốt mẩn, nhìn mà Kỷ Lâm gần như rơi nước mắt.

Từ khi nào bé con nhà cô phải chịu khổ thế này?

Niếp Niếp vốn là một cô bé năng động, chạy nhảy khắp nơi, là "chị đại" của cả khu phố, sức khỏe rất tốt, ngay cả khi dịch cúm đến con bé cũng không hề hấn gì. Bé khỏe mạnh đến mức không khiến bố mẹ phải lo lắng nhiều.

Cách đây không lâu, bố của Mao Anh Hào, tức là ông nội của Niếp Niếp, lục tìm được chiếc chăn lụa Tài Hồ quý giá đã cất giữ lâu nay. Ông vốn rất quý chiếc chăn này, chưa bao giờ dùng, nhưng quyết định mang ra để đắp cho Niếp Niếp.

Niếp Niếp rất thích thú, khoác chiếc chăn lụa lên người như một chiếc áo choàng, buổi tối cũng ôm chiếc chăn ngủ.

Ngày đầu tiên, bé nói rằng người ngứa ngáy, nhưng Kỷ Lâm và Mao Anh Hào không để ý lắm, nghĩ răng có lẽ bé chưa tắm kỹ. Đến ngày thứ hai, trên người Niếp Niếp nổi đầy những nốt đỏ nhỏ. Kỷ Lâm đưa bé đến bệnh viện địa phương, bác sĩ ở đó nói có thể bé bị viêm da do côn trùng cắn, và kê thuốc mỡ cho bé.

Kỷ Lâm và mẹ chồng còn dọn dẹp nhà cửa thật kỹ lưỡng.

Nhưng tình trạng của bé không cải thiện, Niếp Niếp bắt đầu hắt hơi liên tục, chảy nước mũi sau đó là những cơn ho không ngừng.

Bác sĩ ở bệnh viện địa phương không mấy lo ngại, nghĩ rằng đó là cảm cúm theo mùa kết hợp với dị ứng thời tiết, nên kê thuốc ho. Niếp Niếp uống thuốc xong có đỡ một chút, nhưng ba ngày sau, bé lại bắt đầu ho, thở gấp, nốt mẩn ngày càng nhiều, và xuất hiện triệu chứng hen suyễn.

Lần này, khi quay lại bệnh viện địa phương, bác sĩ cho rằng có thể bé bị dị ứng với mạt nhà, nên kê thuốc chống dị ứng.

Cả nhà lập tức thay toàn bộ chăn ga, thậm chí còn mua máy hút mạt và máy lọc không khí vào ban đêm, nhưng tình trạng của Niếp Niếp vẫn không cải thiện.

Gia đình họ đã kiệt quệ sau nhiêu lân đưa Niếp Niếp đến bệnh viện địa phương, ông nội của Niếp Niếp hối hận vô cùng, nhìn cháu gái gầy đi trông thấy mà ông cảm thấy tội lỗi. Ông âm thâm mang chiếc chăn lụa về, đắp lên người mình với hy vọng rằng nếu bản thân bị dị ứng, có lẽ bệnh của cháu sẽ truyền sang ông và Niếp Niếp sẽ khỏi.

Nhìn ông làm vậy, Kỷ Lâm vốn có chút oán trách cũng không thốt nên lời. Lúc này trách móc ai cũng chẳng ích gì, cả gia đình cần phải đồng lòng vượt qua.

Bác sĩ ở bệnh viện địa phương đê nghị họ thử phương pháp xông khí dung và tiêm miễn dịch.

1.21168 sec| 2394.977 kb